Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Bà Nà Hills với những ấn tượng về những kỷ lục độc đáo

Tham gia tour du lịch Đà Nẵng ghé thăm đỉnh Bà Nà với độ cao 1487m để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, tận hưởng cái thời tiết bốn mùa trong ngày và hơn thế nữa trải nghiệm cùng những kỷ lục thế giới đáng tự hào của Việt Nam. 


1.Cáp treo Bà Nà – kỷ lục nối tiếp kỷ lục



Đây là một cách thưởng ngoạn khung cảnh khu đồi núi Bà Nà một cách thú vị mà đỡ mất sức nhất. Bạn hãy tưởng tượng mà xem, ngồi trong cabin cáp treo lửng lơ giữa không trung với mây, với núi, với cảnh vật hùng vĩ, cây cối xanh tươi một màu trải dài bạt ngàn mang lại từ khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, mọi thứ nó mới tuyệt làm sao. Trên độ cao gần 1400m tuyến cáp treo này đã trinh phục 2 kỷ lục thế giới là tuyến cáp treo một dây dài nhất thế giới (5.042,62m) và  tuyến cáp treo có độ cao chênh lệch giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới (1.291,81m)
Với sự đầu từ xây dựng từ quốc gia đứng đầu thế giới về công nghệ cáp treo – Áo, hệ thống cáp treo tại đây vô cùng hiện đại với những nguyên liệu, trang thiết bị tất tần tật được nhập khẩu từ Châu Âu và nó hoạt động với công suất 1.500 khách/giờ với vận tốc 6m/s và thời gian nghỉ giữa 2 ga là 15 phút.
Tới ngày 29/03/2013 chính tuyến cáp treo này lại phá vỡ kỷ lục của mình khi công ty cổ phần Dịch vụ Cáp treo Bà Nà cho thông tuyến cáp thứ 3. Điều hay mà công trình này mang lại đó chính là đưa thẳng du khách lên đỉnh Bà Nà mà không cần qua điểm trung chuyển ở đồi Vọng Nguyệt. Với chiều dài 5.771. 71m độ co chênh lệch giữa ga đi và ga đến là 1.368, 93m chính nó đã phá kỷ lục được lập nên của tuyến 1 và 2 trước đó.
Bên cạnh đó có nhiều cải tiến khác của tuyến cáp thứ 3 này ví như có tới 86 cabin với công suất 10 người/cabin được thiết kế hở để giúp du khách có nhiều trải nghiệm thú vị hơn. Công suất phục vụ khách của tuyến này đã tăng lên con số 3000 khách/giờ. Và chính vì thế nên cáp treo đã trở thành một hình ảnh của Bà Nà Hills nói riêng, một niềm tự hào của du lịch Đà Nẵng nói chung

2. Tàu hỏa leo núi đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam



Được hãng hãng Garaventa danh tiếng của Thụy Sĩ sản xuất đồng thời hướng dẫn lắp đặt, vận hành tàu hỏa leo núi có tổng chiều dài 400m và là một ý tưởng tuyệt vời của những người đầu tư tại Bà Nà. Với mục đích cuối cùng là rút ngắn quãng thời gian cũng như là khoảng cách di chuyển đến khu vực vườn hoa Le Jardin D’ Amour, hầm rượu Debay, vườn Tịnh Tâm…loại hình tàu hỏa leo núi đã chính thức thay thế cho các loại hình xe trung chuyển hiện nay đang phổ biến.
Tàu hỏa có công suất vận chuyển đạt 1080 khách/giờ với 54 hành khách mỗi toa với vân tốc trung bình 5m/s loại hình này hứa hẹn mang lại cho du khách nhiều cảm nhận chân thực và hấp dẫn hơn vè Bà Nà cũng như là đảm bảo độ an toàn tuyệt đối và phù hợp với mọi lứa tuổi.

3. Khu vui chơi trong nhà lớn nhất Việt Nam



Bà Nà Hills Fantasy Park là khu vui chơi giải trí trong nhà mang đẳng cấp quốc tế với diện tích 21.000m2, một công trình lên ý tưởng từ cuốn tiểu thuyết “Hành trình vào trung tâm trái đất” và “Hai vạn năm dưới biển” của nhà ăn Pháp - Jules Verne. Với mục tiêu đáp ứng mọi nhu cầu vui chơi giải trí của mọi lứa tuổi từ những trò vui nhộn cho trẻ em tới những trò cảm giác mạnh cho người lớn. Tới với Bà Nà Hills thì Fantasy Park chính là địa điểm bạn không nên bỏ qua.
Mọi thông tin chi tiết về tour du lịch Huế - Đà Nẵng xin quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp tới văn phòng công ty chúng tôi để được trợ giúp tận tình nhất.
Những tour tuyến liên quan:
Công ty du lịch Mix Tourist       
Đia chỉ: Phòng 2001, tòa nhà 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 04 6281 4340  |   Fax: 04 6281 4341  |  Mobile: 094 3838 222           
Yahoo & Skype:  mixtourist 
Email: info@mixtourist.com.vn | Website (chính ) : www.mixtourist.com.vn    


Mix Tourist – Xin hân hạnh phục vụ quý vị

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Thơm nồng hương vị bánh Huế

Nếu may mắn đã từng du lịch Huế hẳn bạn sẽ không quên được hương vị của những chiếc bánh Huế, những chiếc bánh mang vị thơm nồng và thắm đượm tình người đất cố đô



Người Huế làm bánh không phải để ăn no, mà làm bánh để thưởng thức hương vị. Bạn hãy đến Huế và một lần thưởng thức các loại bánh Huế để có những cảm nhận riêng về ẩm thực của vùng đất này!
Huế là xứ sở có hàng trăm loại bánh ngon, trong đó phải kể đến bánh bột lọc, bánh bèo, bánh nậm, bánh ram ít… Mỗi loại bánh lại có một cách làm và mang ý nghĩa riêng thể hiện tấm lòng của con người xứ Huế. Nếu bạn có dịp một lần đến với vùng đất cố đô để thưởng thức những hương vị đặc trưng của các loại bánh Huế nổi tiếng nhưng rất dân dã này, đó quả là một điều hết sức thú vị.
Dạo quanh các con đường ở thành phố Huế, chúng ta dễ dàng nhận thấy rất nhiều hàng bánh Huế tấp nập khách du lịch và người Huế đến thưởng thức. Nói đến bánh Huế, trước tiên là món bánh bèo, bánh được trình bày trong từng bát thật nhỏ và cạn. Theo quan niệm của người Huế, mỗi chiếc bánh thanh tao, mỏng mảnh chính là yếu tố tạo nên sự ngon miệng.
Bánh nậm trắng ngần điểm nhụy tôm hồng, mặt bằng hình chữ nhật, lát mỏng thanh thanh, được bọc bằng lá dong ăn kèm với chả tôm, trở thành một món ăn độc đáo, hòa hợp giữa cách ăn bình dân và quí tộc.
Những món bánh bèo, bánh nậm, bột lọc, bánh ram ít... thì bắt buộc phải có nước mắm chua chua ngọt ngọt với vài lát ớt xanh, đỏ thơm thơm mới đúng kiểu. Chỉ cần nhìn bát nước chấm cũng đủ thấy được rằng sự hòa hợp sắc màu trong ẩm thực xứ Huế rất được chú trọng.



Các loại bánh thường được làm nhỏ và mỏng, tạo các hình hoa trái, làm cho người ăn khi nhìn đã ngạc nhiên thích thú và muốn thưởng thức.
Các loại bánh Huế từ lâu cũng đã được đưa vào danh sách những món ăn đặc biệt ở những khách sạn lớn ở Huế để phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Được tận tay bóc những chiếc bánh còn nóng hổi, thơm lừng cùng với chén nước mắm đậm đà, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo của bột, vị thơm của nhân tôm và vị cay nồng của ớt; tất cả hòa lẫn vào nhau tạo nên một nét gì rất Huế.
Thành công của bánh Huế đầu tiên phải kể đến nguyên liệu: bột để làm bánh ram ít, bánh bèo hay nậm lại phải là thứ nếp trắng chọn kỹ, ngâm nước vừa độ để không bị chua và xay nhuyễn. Việc chọn tôm và sơ chế cũng rất quan trọng, người làm phải chọn những con tôm tươi, vỏ mỏng có hương vị thơm ngọt. Và cách chế biến các loại bánh Huế thì khá cầu kỳ, tỉ mỉ, đó là cả một nghệ thuật.
Tour du lịch Huế - Đà Nẵng đến với Huế, ai cũng phải dành một khoảng thời gian để thưởng thức bánh Huế, ăn bánh Huế là phải thưởng thức cả bằng miệng, bằng mắt và bằng tai nữa, như thế mới có thể tận hưởng hết những hương vị đậm đà của nó. Bởi bánh Huế là những tác phẩm vừa cầu kỳ sang trọng vừa dân dã làng quê, như một điểm nhấn trong nghệ thuật làm bếp của người nội trợ xứ Huế.



Mọi thông tin chi tiết về du lịch Huế - Đà Nẵng xin quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp tới văn phòng công ty chúng tôi đẻ nhận được trợ giúp cần thiết nhất

Những tour tuyến liên quan:
Công ty du lịch Mix Tourist       
Đia chỉ: Phòng 2001, tòa nhà 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 04 6281 4340  |   Fax: 04 6281 4341  |  Mobile: 094 3838 222           
Yahoo & Skype:  mixtourist 
Email: info@mixtourist.com.vn | Website (chính ) : www.mixtourist.com.vn    

Mix Tourist – Xin hân hạnh phục vụ quý vị


Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

3 đặc sản nổi tiếng nhất Đà Nẵng

du lịch Đà Nẵng ai cũng phải trầm trồ trước ẩm thực của thành phố trẻ, nơi được mệnh danh là đáng sống nhất Việt Nam này. Dưới đây là 3 đặc sản nổi tiếng nhất Đà Nẵng, 3 đặc sản vượt biên giới nổi tiếng ngay cả với các vị khách nước ngoài.  

1. Bánh tráng cuốn thịt heo hai đầu da



Tuy không phổ biến như các loại gỏi, nem cuốn nhưng món bánh tráng cuốn thịt heo đang ngày càng được nhiều người Đà Nẵng yêu thích. Với những người sành ăn, bánh tráng cuốn thịt heo là một sự hòa tấu của vị, sắc và hương. Món bánh được xếp vào Top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng của Việt Nam.
Bí quyết chính của món là đĩa thịt heo, loại hai đầu da được chọn từ phần ngon nhất của con heo. Muốn chọn được thịt ngon như vậy, phải chọn heo nặng từ 50 - 70 kg và lấy khoảng 5 kg thịt mông. Thịt heo này được hấp để giữ vị thơm ngon, ngọt sắc đậm của thịt, khi miếng thịt cắt ra có mỡ trong là đạt tiêu chuẩn.
Ăn kèm với bánh tráng cuốn thịt heo là chén nước mắm nêm được pha rất đậm đà, thơm phức. Đĩa rau sống bắt mắt với đủ loại, non và tươi góp phần không nhỏ làm nên vị ngon tuyệt vời.
Một số quán bánh tráng cuốn thịt heo ngon tại Đà Nẵng:
Quán Mậu
Địa chỉ: 35 Đỗ Thúc Tịnh, Khuê Trung.
Quán Trần
Cửa hàng: 300 Hải Phòng, Đà Nẵng
Cửa hàng: 04 Lê Duẩn, Đà Nẵng
Cửa hàng: 28 Duy Tân, Đà Nẵng

2. Chả bò



Từ lâu chả bò đã là món ăn Đà Nẵng nổi danh trên khắp xứ quảng bởi hương vị thơm ngon, đậm đà của nó.
Chả bò Đà Nẵng được làm từ 100% thịt bò tươi. Đặc điểm của món ngon Đà Nẵng này là hương vị thơm ngon, chất lượng. Cắt khoanh chả bò Đà Nẵng, khách sẽ thấy mùi thơm của rau thì là thoảng nhẹ, miếng chả có màu đỏ hồng, vị hơi ngọt nhưng cũng rất đậm đà, giòn và dai.
Chả bò Đà Nẵng là đặc sản ngon, chất lượng và hai lần được chọn là một trong 50 đặc sản nổi tiếng do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận. Đây là món quà thích hợp mang hơi thở đặc trưng mà du khách đến Đà Nẵng thường làm quà dành tặng người thân sau chuyến du lịch của mình.
Du khách có thể mua chả bò Đà Nẵng tại:
Chả bò bà Hường - Số 4 Hoàng Diệu, Quận Hải Châu. Giá 320.000 đồng/kg.

3. Bánh khô mè Cẩm Lệ



Xét về tính bắt mắt và khẩu vị, thì bánh khô mè Cẩm Lệ cũng được xếp vào loại xuất sắc khi nó “đánh thức” được cả ngũ quan của thực khách.
Có hai loại bánh: khô nổ và khô mè. Như bao loại bánh truyền thống - bánh khô, bánh tổ, bánh tét, bánh đa... khô mè được chế biến từ nguyên liệu của bột gạo - nếp, mè, đường. Bột gạo pha với bột nếp được cho vào khuôn, hấp cách thủy, nướng khô, “tắm” đường, “tắm” mè... bánh tắm bằng nếp rang gọi là bánh khô nổ, tắm bằng mè thì gọi là bánh khô mè.
Bánh ngon có ruột xốp dòn, đường dẻo, mè rang đủ độ chín thơm, lúc bẻ bánh đường kéo thành sợi tơ vàng mảnh. Cắn nhẹ miếng bánh là nghe âm thanh xốp và giòn tan trong miệng và cảm nhận được cả mùi vị của tấm bánh với vị ngọt đặc trưng của mía non.
Bánh khô mè thường được dâng cúng ông bà tổ tiên trong những ngày giỗ tết. Món bánh thơm ngon đặc biệt này còn hai lần được xếp vào Top 10 đặc sản bánh quà tặng nổi tiếng Việt Nam.
Bánh khô mè Cẩm Lệ có thể mua tại:
Làng Cẩm Lệ, nay thuộc phường Khuê Trung, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Mọi thông tin chi tiết về du lịch Huế - Đà Nẵng xin quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp tới văn phòng công ty chúng tôi đẻ nhận được trợ giúp cần thiết nhất

Những tour tuyến liên quan:
Công ty du lịch Mix Tourist       
Đia chỉ: Phòng 2001, tòa nhà 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 04 6281 4340  |   Fax: 04 6281 4341  |  Mobile: 094 3838 222           
Yahoo & Skype:  mixtourist 
Email: info@mixtourist.com.vn | Website (chính ) : www.mixtourist.com.vn    


Mix Tourist – Xin hân hạnh phục vụ quý vị

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Du lịch Huế mùa ngô đồng trổ bông

Du lịch Huế vào mùa ngô đồng trổ bong hẳn làm đẹp nhất. Sắc tím nhàn nhạt, rộ lên những góc của cố đô như báo hiệu một mùa mới đến. Không quá phô trương, không quá lòe loẹt nhưng ngô đồng mang đén cho Huế một vẻ đẹp mà ai một lần chiêm ngưỡng cũng ngẩn ngơ hồn mình.



Những vòm hoa như tỏa sáng và dưới ánh sáng của hoa, những cung điện trăm năm chợt lấp lánh một vẻ đẹp khác, cao sang, vương giả nhưng lại thâm trầm và trữ tình như những bài cổ thi.
Sách Đại Nam nhất thống chí chép rằng cây ngô đồng này được đưa từ Quảng Đông (Trung Quốc) về trồng trong Hoàng thành dưới triều vua Minh Mạng, ở hai bên góc điện Cần Chánh. Nhưng cây ngô đồng này không chỉ có ở Trung Hoa, bằng cớ là sau đó vua Minh Mạng cho các binh biền vào rừng Trường Sơn tìm về và trồng nhiều nơi trong Hoàng thành, sau này cây được trồng thêm ở các lăng vua nhà Nguyễn.
Sau bao nhiêu dâu bể bão bùng, những cây ngô đồng trong Hoàng thành còn đến hôm nay là những cây được trồng về sau này.
Bởi xuất phát từ một huyền thoại "vương giả" như vậy nên cây ngô đồng xưa kia chỉ trồng những nơi quyền quý thiêng liêng.
Chừng mươi năm trở lại đây, nhờ công sức của những công nhân Công ty công viên cây xanh Thành phố Huế, ngô đồng đã được nhân giống và trồng ra nhiều nơi trong thành phố.
Bây giờ khi những cây ngô đồng trong hoàng cung trổ hoa thì phía cầu Trường Tiền, góc cầu Phú Xuân, trước Phu Văn Lâu, công viên Tứ Tượng... những cây ngô đồng thế hệ "bình dân" vẫn trổ hoa lộng lẫy giữa nắng vàng tháng Tư xứ Huế.



Những người trồng cây xanh của Huế vẫn ước ao sẽ có một con đường trồng riêng hoa ngô đồng để mỗi mùa hoa du khách có thể về ngắm hoa, chiêm cảm cái vẻ đẹp đài các quý phái của loài hoa đã bước từ hoàng cung ra hè phố!
Mọi thông tin chi tiết về Du lịchHuế - Đà Nẵng xin quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp tới văn phòng chúng tôi để được trợ giúp tận tình nhất. 


Những tour tuyến liên quan:
Công ty du lịch Mix Tourist 
Đia chỉ: Phòng 2001, tòa nhà 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 04 6281 4340 | Fax: 04 6281 4341 | Mobile: 094 3838 222 
Yahoo & Skype: mixtourist 
Email: info@mixtourist.com.vn | Website (chính ) : www.mixtourist.com.vn 

Mix Tourist – Xin hân hạnh phục vụ quý vị

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Những lễ hội đặc sắc trong năm của Đà Nẵng

Du lịch Đà Nẵng bạn không chỉ có cơ hội ghé thăm thành phố đáng sống nhất Việt Nam mà những lễ hội đặc sắc trong năm  cũng là những điểm nhấn khiến mảnh đất này càng trở nên hấp dẫn trong mắt du khách.

1. Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng



Lễ hội Pháo hoa Đà Nẵng được tổ chức tại Đà Nẵng lần đầu tiên vào năm 2008. Lễ hội được tổ chức mỗi năm một lần và thu hút lượng lớn du khách đến Du Lịch Đà Nẵng.  Lễ hội diễn ra 2 ngày liên tiếp vào dịp tháng 3, kỷ niệm thành phố Đà Nẵng giải phóng, hoặc vào 30 tháng 4 và 1 tháng 5.
Lễ hội quy tụ các đội pháo hoa lớn trên thế giới tham gia. Xoay quanh lễ hội pháo hoa là các hoạt động khác kèm theo: Lễ hội ẩm thực, Đêm nhạc lớn, triễn lãm tranh…
Mỗi năm là một chủ đề biểu diễn riêng rất đặc sắc và ý nghĩa: Vào dịp này, cả thành phố Đà Nẵng rực rỡ sắc màu của pháo hoa, nô nức với các hoạt động văn hóa…
Khách du lịch đến Đà Nẵng dịp này rất lớn. Địa bàn thành phố có hơn 200 khách sạn lớn như: khách sạn Bamboo Green Central, Furma resort, Fusion Maia Đà Nẵng…, 172 nhà nghỉ và 10 nhà khách, với tổng cộng 11.890 phòng nghỉ đã kín chỗ cả tháng trước khi lễ hội pháo hoa diễn ra.
Vé xem pháo hoa luôn là cơn sốt trong dịp này, vé được bán tại một số điểm du lịch của thành phố. Tại các trung tâm lữ hành. Vé bán online trên các website của chương trình lễ hội và website của các công ty lữ hành.

2. Lễ hội Quán Thế Âm



Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức hàng năm tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn, thành phố Du Lịch Đà Nẵng. Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn. Hai năm sau, lễ hội được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm ở động Quan Âm, là nơi phát hiện một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm.

Sau đó, vì nhiều lý do, lễ hội không được tổ chức trong một thời gian khá dài. Mãi đến ngày vía đức Phật bà Quan Thế Âm vào năm 1991 (19/2 năm Tân Mùi), Lễ hội Quán Thế Âm mới được khôi phục trở lại.
Lễ hội Quán Thế Âm là một lời cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho mưa hòa gió thuận; là dịp để mọi người, mọi giới chan hòa trong không khí hội hè, soi mình vào bản sắc văn hóa dân tộc để ngày một sống đẹp hơn. Hàng năm, cứ đến ngày 19.2 Âm lịch, lễ hội lại được tổ chức với một tầm vóc, quy mô ngày càng lớn và nội dung ngày càng phong phú hơn. Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày, bao gồm hai phần: lễ và hội.
* Phần lễ: Mang màu sắc lễ nghi Phật Giáo với các nội dung:
- Lễ rước ánh sáng: Nghi lễ rước ánh sáng thường tổ chức vào tối ngày 18, gồm rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng để cầu mong ánh sáng soi đường cho chúng sinh, mà trong phật giáo ánh sáng đồng nghĩa với trí tuệ, trí tuệ sáng thì tấm lòng, đạo đức trong sáng, sẽ làm nhiều việc thiện.
- Lễ khai kinh: Lễ được tổ chức vào sáng sớm ngày 19, đây là lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc.
- Lễ trai đàn chẩn tế: lễ này cũng được tổ chức vào sáng ngày 19 để cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh, thường trước đó đồng bào phật tử gởi danh sách những người thân của mình đã mất đến chùa để làm lễ cầu siêu. Trong lễ này phải mời người có giới phẩm đứng ra làm lễ.
- Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc: lễ cúng được tổ chức vào sáng ngày 19, ngợi ca lòng từ bi bác ái của đức Phật Bồ Tát Quán Thế Âm và cầu nguyện cho dân tộc an bình, thịnh vượng.
- Lễ rước tượng Quán Thế Âm: Lễ này tổ chức vào khoảng 10 giờ sáng ngày 19, sau các nghi lễ trên, bốn người khiêng kiệu trên có tượng Phật bà đi trước, và đồng bào Phật tử đi sau, kiệu được khiêng từ trên chùa và đi xuống chiếc thuyền đậu trên Sông Cầu Biện (nhánh của sông Cổ Cò), sau đó cho thuyền chạy vòng quanh sông Cổ Cò. Lễ này nhằm cầu nguyện cho đồng bào, chúng sinh đi biển, đi làm ăn trên sông nước được thuận lợi bình an. Ngoài các nghi lễ trên, còn có lễ tế xuân (cúng sơn thủy, thổ thần) để cầu quốc thái dân an. Lễ thường được tổ chức vào đêm ngày 18. Trong ngày lễ này các bô lão của các phường Hòa Hải, Hòa Quý khăn áo chỉnh tề, tay cầm cờ lọng, đuốc, lồng đèn, có đội nhạc cổ và chiêng trống đi theo. Sau khi làm lễ và đọc văn tế, đoàn bô lão sẽ dẫn đầu đoàn rước cộ xuống bờ sông Cầu Biện để mở hội hoa đăng, rồi từ chùa Quán Thế Âm đi quanh các khu phố qua các làng đá mỹ nghệ Non Nước, xuống khu du lịch Non Nước và trở về lại lễ đài với lộ trình dài hơn 2km.
* Phần hội: Diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hoá - thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn với hiện đại như hội hoá trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, hoạ, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng... các hoạt động văn hóa như triển lãm thư pháp và tranh thủy mặc, hội thi thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn, hội thi nấu ăn chay...

3. Lễ Hội Làng Túy Loan



Lễ hội Túy Loan nhằm ghi nhớ công lao khai thiên lập địa của tổ tiên, răn dạy con cháu về truyền thống của làng. Đến hẹn lại lên, trong hai ngày mồng 9 và mồng 10 Tết (tức ngày 8 và ngày 9-2), lễ hội đình làng Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng khai mạc, thu hút đông đảo dân làng và du khách thập phương tham gia.
Làng cổ Tuý Loan đã có trên 500 năm tuổi,  đình làng cũng đã có trên 100 năm. Trải qua bao thăng trầm thời gian, đình Tuý Loan tuy không còn giữ được nguyên trạng nhưng vẫn còn vẻ uy nghi vốn có. Và hàng năm, vào ngày mồng 9 Tết, dân hai thôn Đông, Tây của làng cùng khách thập phương lại tập trung tại đây để mở hội. Lễ hội làng Tuý Loan thường diễn ra trong hai ngày. Nếu du khách đi Du Lịch Đà Nẵng vào dịp lễ hội thì sẽ có cơ hội được tham gia vào hoạt động của buổi lễ.
Phần lễ gồm Lễ rước Sắc phong, nhạc lễ dâng hương tế Đình giúp con cháu tưởng nhớ năm vị tiền hiền Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê tuân chiếu vua Lê Thánh Tôn đi mở mang bờ cõi về phương nam (năm Hồng Đức nguyên niên 1470), dừng chân chọn nơi đây để lập nghiệp khai khẩn làm ăn và đặt tên cho làng là Tuý Loan. Phần hội gồm nhiều trò chơi dân gian vui nhộn như đẩy gậy, vật tay, kéo co diễn ra ngay trước sân đình… Nghề làm bánh tráng vốn từ lâu đã góp phần làm nổi tiếng làng Tuý Loan nên trong phần hội không thể thiếu cuộc thi nướng bánh tráng. Hai thôn Đông, Tây thường cử ra những cô gái khéo tay nhất của thôn mình để tham gia cuộc thi này. Người chiến thắng trong cuộc thi không những mang lại vẻ vang cho thôn mình mà còn góp phần tôn vinh một nghề truyền thống lâu đời của làng.
Con sông Tuý Loan - Đà Nẵng thơ mộng chảy ven làng đặc biệt trở nên sôi động trong ngày hội với cuộc đua ghe truyền thống của các trai làng. Trên bờ, dân làng và khách thập phương nhiệt tình và vô tư cổ vũ cho tất cả các đội ghe trong tiếng trống thúc giục lòng người. Chiến thắng của bất cứ đội ghe nào cũng sẽ mang lại một năm mới thịnh vượng cho làng. Ngày nay, lễ hội còn được bổ sung thêm nhiều trò vui như thi gói bánh tét, thi đi xe đạp chậm...càng làm cho không khí lễ hội thêm phần náo nhiệt.
Tham dự lễ hội đình làng Tuý Loan chính là một dịp để du khách gần xa hiểu thêm về một vùng đất, một phong tục và những con người chân chất đang gìn giữ truyền thống đáng quý của cha ông ngay trên mảnh đất quê hương mình.

4. Lễ hội làng Hòa Mỹ



Cứ mỗi độ xuân về, làng Hòa Mỹ lại rợp cờ hoa đón mừng dòng người muôn nơi nô nức về trẩy hội.Địa danh Hoà Mỹ được xác lập trên bản đồ đất nước từ năm 1825 (năm Minh Mạng thứ 5), nay là khối phố Hoà Mỹ, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Lễ hội đình làng diễn ra hàng năm vào ngày 12/01 âm lịch nhằm nhắc nhở tinh thần “uống nước nhớ nguồn” trong con cháu các tộc họ, kiểm điểm những việc đã làm được trong một năm và định hướng những việc sẽ thực hiện trong năm đến. Do hoàn cảnh chiến tranh, việc tổ chức lễ hội bị gián đoạn một tới gian dài, mãi đến năm 1994 mới được khôi phục trở lại.
Lễ hội đình làng diễn ra hàng năm vào ngày 12/01 âm lịch. Với mục đích nhằm nhắc nhở tinh thần “uống nước nhớ nguồn” trong con cháu các tộc họ, kiểm điểm những việc đã làm được trong một năm và định hướng những việc sẽ thực hiện trong năm đến.
Do hoàn cảnh chiến tranh, việc tổ chức lễ hội bị gián đoạn một tới gian dài, mãi đến năm 1994 mới được khôi phục trở lại.
Địa danh Hoà Mỹ được xác lập trên bản đồ đất nước từ năm 1825 (Minh Mạng thứ 5), nay là khối phố Hoà Mỹ, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Du Lịch Đà Nẵng.
Lễ hội đình làng Hoà Mỹ diễn ra trong một ngày rưỡi. Phần lễ theo nghi thức cổ truyền gồm lễ vọng và lễ hội kỵ chính thức. Phần hội có nhiều nội dung phong phú, truyền thống và hiện đại đan quyện vào nhau, tạo nên nét rất riêng cho lễ hội. Mở đầu phần hội bao giờ cũng là giải chạy việt dã truyền thống, thu hút đông đảo nông dân, thanh - thiếu niên, nam nữ học sinh tham gia. Trong khi người trẻ tuổi thi cắm hoa, thi làm bánh thì người cao tuổi biểu diễn thể dục dưỡng sinh, vui chơi bài chòi.
Khán giả bao giờ cũng thật đông quanh các trò chơi dân gian như kéo co, đập om... bởi cái không khí rất hội hè của chúng. Các tổ dân phố, các gia tộc, các đoàn thể có dịp ngồi lại bên nhau trong buổi sinh hoạt giao lưu văn hoá, trao đổi những kinh nghiệm về nếp sống đẹp trong đời thường để cùng giúp nhau tiến bộ. Các trích đoạn hát tuồng đan xen vào các tiết mục ca múa nhạc kịch của chương trình văn nghệ lễ hội cũng là một cách kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại.
Lễ hội đình làng giữa một khu phố như Hoà Mỹ là một nét rất riêng trong đời sống văn hoá của người dân Đà Nẵng.

5. Lễ hội làng An Hải



An Hải là một đại xã, xưa cùng với Hải Châu, Hóa Khê, Trà Kiệu, Chiên Đàn được gọi là "Quảng Nam ngũ đại xã".Ngày nay làng An Hải chia tách thành 3 phường: An Hải Đông, An Hải Tây và An Hải Bắc thuộc quận Sơn Trà. Còn thôn An Thượng cắt sát nhập cùng với làng Mỹ Thị thành phường Mỹ An thuộc quận Ngũ Hành Sơn. Phường An Hải Tây gồm 5 thôn: An Trung, An Vĩnh, An Thuần, An Mỹ, An Thị. Phường An Hải Bắc bao gồm 5 thôn: An Nhơn, An Đồn, An Tân, An Hòa và An Cư. Phường An Hải Đông bao gồm 6 thôn: An Hiệp, An Thành, An Cư 1, An Cư 2, An Cư 3 và An Cư 4.
Lễ hội đình làng An Hải được tổ chức vào ngày thu tế hàng năm, 10-8 âm lịch, Làng An Hải ngày trước thuộc xã An Phúc, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Du Lịch Đà Nẵng.
Lễ hội đình làng An Hải nhắc nhở mọi người luôn tự hào về một quá khứ hiển linh, dù trải qua bao năm tháng, tên đất - tên làng vẫn còn vang vọng những hồi quang oanh liệt không chỉ của một thành phố mà còn của cả một dân tộc.
Mảnh đất phía đông sông Hàn này đã một thời được các vua nhà Nguyễn cho xây dựng thành trì - gọi là thành An Hải, cùng với thành Điện Hải ở phía tây giữ nhiệm vụ bảo vệ cảng biển Đà Nẵng. Sau đợt tấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha vào rạng sáng ngày 1/09/1858 vào Đà Nẵng, thành An Hải và Điện Hải đã bị hư hại nặng. Đến nay, mặc dù dấu vết thành An Hải hầu như không còn nữa, nhưng dấu ấn của cuộc kháng chiến hào hùng ngày xưa vẫn còn lưu giữ trong lòng người dân bao thế hệ qua câu chuyện truyền khẩu.
Năm 2000, lễ hội đình làng An Hải được khôi phục, nhắc nhở mọi ngườì quay về một thời hào hùng ấy./
Trong sân đình, các kỳ thủ cân nhắc lợi hại từng nước đi để tranh nhau chiểm giải môn cờ tướng. Các đội tham gia thi kéo co cũng chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nhập cuộc. Bên cạnh các trò dân gian truyền thống ấy còn có các môn hiện đại như cầu lông, điền kinh... Xế chiều diễn ra hội thi múa lân. Khi đêm xuống, sau buổi xây chầu hát lễ diễn ra đầy sắc màu dân tộc, mọi người lại tề tựu về sân khấu trước đình xem hát tuồng. Sáng hôm sau, trong phần lễ chính thức, đại biểu các tộc họ cùng nhau ôn lại truyền thống tốt đẹp của làng, trước khi bước vào dâng lễ tế theo nghi thức cổ truyền dân tộc. Sau lễ thỉnh văn khai mạc lễ hội tại đình, mọi người đổ xô ra bờ sông để xem thi lắc thúng - một môn thể thao mang đậm sắc thái sinh hoạt vùng biển.

6. Lễ Hội Rước Mục Đồng



Từ hạ tuần tháng ba âm lịch, khi vụ mùa đã hoàn tất là lúc các công việc sắp đặt cho lễ hội bắt đầu. Chiều 29/3 âm lịch làm lễ dạo đồng. Đây là lúc con cháu sinh sống ở các nơi xa kèo về đông đủ. Mục đồng cầm cờ dạo quanh các cánh đồng tỏ ý cầu cho được mùa. Sáng ngày 30, chính thức diễn ra lễ rước. Lễ bắt đầu vào sáng tinh mơ ngay giữa đình thần.
Lễ rước Mục Đồng - lễ hội dành cho trẻ chăn trâu - ngày xưa được tổ chức ở làng Phong Lệ, Hòa Châu, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Theo cụ Ngô Tấn Nhã, là 'lão làng' của Phong Lệ, tuổi đã trên 90, thì ngày trước, theo lệ cứ đến các năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu, nghĩa là cách 3 năm, làng lại tổ chức lễ rước Mục đồng một lần. Sau dãn dần ra sáu năm, rồi cuối cùng 12 năm mới tổ chức một lần. Lần cuối cùng được ghi nhận là vào năm Bảo Đại thứ 11 (1936).
Chuyện kể rằng, làng Phong lệ xưa có một cồn cỏ. Ngày nọ, có người xua đàn vịt lên cồn, chân vịt bỗng dính chặt xuống đất như có bàn tay ai đó níu lại. Cho là có thần linh giánh hạ nên chẳng ai dám bén mảng đến cồn. Từ đó cồn có tên là cồn Thần. Một hôm, có đàn trâu trong làng chạy lạc đến cồn, đám trẻ chăn trâu đến tìm nhưng không hề hấn gì cả. Từ đó có tiếng đồn là cồn Thần chỉ cho các trẻ chăn trâu đến gần mà thôi. Xóm Cồn về sau được gọi là xóm Đồng, làm nơi tụ tập của các mục đồng trong làng. Câu chuyện lạ lùng ấy, sau nhiều thế hệ dần dần hình thành một lễ hội dành riêng cho các trẻ chăn trâu, gọi là lễ rước Mục đồng.
Lễ bắt đầu vào sáng tinh mơ ngay giữa đình thần. Sau khi hương khói, khấn lễ, Trùm Mục (người cai quản các mục đồng) lễ phục tươm tất trịnh trọng tiến vào hậu tẩm khấn vái, cung kính thỉnh bài vị thần nông nâng cao ngang mày rồi quỳ xuống vào đặt vào trong kiệu. Kiệu rước được bài trí như kiệu rước thần, cỡ 80 x 100 cm, nóc kiệu có 4 mái, rèm kiệu được giăng hoa kết đèn rực rỡ, do 4 mục đồng khiêng. Đoàn người cờ xí xếp hàng đâu vào đấy, chiêng trống lại gióng giã vang lên; tất cả mục đồng hướng vào chánh điện đồng loạt chắp tay xá ba cái rồi đám rước dài lượt thượt đi qua đường làng, hướng về Cồn Thần, trong tiếng nhạc rộn rã của phường bát âm và cờ xí rợp trời. Đến Cồn Thần, kiệu thần hạ xuống. Trùm Mục quỳ trên chiếc chiếu hoa, ngửa mặt lên trời lầm rầm khấn giữa 2 hàng đuốc chập chờn hư ảo. Sau một hồi lâu khấn vái, Trùm Mục gieo 2 đồng tiền vào cái đĩa con trước mặt: một sấp, một ngữa. Thế là thần đã giáng! Một hồi sênh nổi lên, tiếp đó là ba hồi chiêng trống. Rồi, trống cơm, phường bát âm cùng tấu những âm điệu rộn rã chào mừng. Sau 3 tiếng sênh làm hiệu, Trùm Mục dõng dạc xướng: “Chúng Mục Đồng Phong Lệ tạ! Xin cho tốt lúa, tốt gieo, vũ thuận, phong điều! Đồng reo một tiếng'...
Đoàn Mục Đồng đồng reo vang trời và cầm cờ nối đuôi theo vị Trùm Mục chạy tới, chạy lui, quanh đi, quẫn lại chung quanh tảng đá trắng giữa cồn thần. Một lúc sau, đám rước rồng rắn quay trở lại đình thần trong tâm niệm tôn kính là trên kiệu đã có vị thần thiêng liêng của mình.
Trời vừa sáng, đám rước về đến đình làng. Sau đó là lễ đặt bài vị và lễ dâng vật cúng của dân làng. Trong lễ, mọi người ai ai cũng giữ sự cung kính trước đám mục đồng. Lễ vật xôi gà được bày trên chiếu hoa trải khắp ba gian đình, ai nấy đều hoan hỉ vì tin rằng lòng thành của mình đã được thần mục chứng giám; và ngày mai, đồng ruộng sẽ tốt tươi.

7. Lễ Hội Cầu Ngư



Ngày đầu thiết lễ tiên thường, ngày sau là lễ tế chính thức. Trong ngày lễ, bàn thờ được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Các nhà đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Làng chọn ra một ban nghi lễ gồm các cụ cao niên, hiền đức, có uy tín với bạn chài và không bị mắc tang chế. Vị chánh bái dâng đồ tế lễ (không được dùng hải sản) và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi về lộng an toàn.
Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển. Có nơi còn tổ chức lễ rước Ông từ làng này qua làng khác để bày tỏ sự đoàn kết giữa các vạn chài. Tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị trí đã định trước và vị chánh tế tổ chức “xin keo”. Đó là lễ Cá Ông chứng dám lòng thành của ngư dân ngoài biển. Vào nửa đêm hôm đó, dân làng làm lễ chánh tế bao gồm lễ khai mõ, đội học trò dâng hương. Về phần hội, tuỳ điều kiện, mỗi địa phương có một hình thức tổ chức riêng, nhưng cũng đều là các trò chơi dân gian vùng biển: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, kéo co, đá bóng... Về văn nghệ, ngoài hát tuồng, hát hò khoan, còn có một hình thức múa hát đặc trưng của Lễ hội Cầu ngư là múa hát bả trạo (bả: nắm, trạo: chèo đò) diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về một mùa bội thu cho ngư dân.
Lễ hội Cầu ngư bày tỏ khát vọng được bình yên trong cuộc sống của ngư dân, những con người luôn phải đối mặt với nhiều bất trắc khi lênh đênh trên biển cả.

Mọi thông tin chi tiết về Du lịchHuế - Đà Nẵng xin quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp tới văn phòng chúng tôi để được trợ giúp tận tình nhất.
Những tour tuyến liên quan:
Công ty du lịch Mix Tourist       
Đia chỉ: Phòng 2001, tòa nhà 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 04 6281 4340  |   Fax: 04 6281 4341  |  Mobile: 094 3838 222           
Yahoo & Skype:  mixtourist 
Email: info@mixtourist.com.vn | Website (chính ) : www.mixtourist.com.vn    


Mix Tourist – Xin hân hạnh phục vụ quý vị