Du lịch Huế chắc hẳn ai cũng dành những lời khen hết mực cho ẩm thực cố đô, món bún bò giò heo là một trong số món ăn đặc trưng đại diện cho nền ẩm thực hàng trăm năm tuổi đó. Xung quanh tô bún bò thơm nức lòng du khách đó là cả một câu chuyện dài có thể bạn chưa biết. Bài viết này xin dành vài dòng cho để kể ra những bí mật thú vị đó.
Yến tiệc trong cung thời Nguyễn, điển hình là trong
thực đơn đãi sứ của triều đình, không thấy hiện diện các món thịt bò. Các món cỗ
cổ truyền trong Trung ngoài Bắc xưa cũng không có món nào dùng thịt bò. Mãi cho
đến khi người phương Tây xâm nhập ngày càng đông thì các món thịt bò của họ mới
dần dần được người Việt ưa chuộng. Điều này khiến người ta suy nghĩ lại về thời
điểm các món bún, phở bò xuất hiện ở Việt Nam.
Và nên chăng món bún bò giò heo Huế nếu đã có lịch sử
lâu dài thì lúc khởi thủy phải là món bún giò heo, và yếu tố bò chỉ được thêm
vào về sau này mà thôi? Nhưng dù danh xưng có là gì đi nữa thì đây là một trong
những món ngon đặc sắc của Huế.
Tiếc rằng giờ đây khó có thể tìm ra được một tô bún
còn mang đúng vị chuẩn xác. Một số chủ quán giải thích rằng phải biến đổi như
thế cho hợp khẩu vị khách phương xa. Điều này được thể hiện rõ tại các quán bún
nổi tiếng dành cho du khách ở Huế. Trong khi đó, nhiều người Huế lại nói là giờ
đây muốn có được tô bún Huế đúng cách thì phải vào Sài Gòn, nơi hương vị bún bò
giò heo vẫn còn đậm đà.
Truyền nhân của bún Mụ Rớt nổi tiếng ở Gia Hội xưa
bây giờ đang mở quán bún bò Huế ở Orange County thuộc bang California, Hoa Kỳ.
Tiệm vẫn nấu đúng lối truyền thống với mùi vị cay nồng của sả, ớt, ruốc Huế, và
rất được khách Việt, Mỹ ưa chuộng.
Trước tiên người ta hòa ruốc xác (ruốc cái) vào nước
cho đủ vị mặn. Đun sôi khoảng một hai giờ để lấy chất ngọt từ xác ruốc và để ruốc
đỡ nặng mùi. Chờ cho xác ruốc lắng rồi chắt lấy nước trong. Xương bò, heo chần
nước sôi cho sạch, bỏ vào nấu với nước ruốc. Không đậy vung để có nước trong. Nếu
muốn nước dùng trong nữa thì xương phải để nguyên không chặt khúc. Nấu như thế
này cần rất nhiều thì giờ để có thể lấy được hết chất ngọt của xương. Ngoài ra,
còn có thể thả vào nồi vài củ cải để nước thêm trong, nếu cần. Một vài khúc mía
đã róc vỏ được bỏ vào nồi nước dùng vừa để hút mùi hôi của xương, vừa để thêm vị
ngọt.
Thịt bò bắp bỏ vào nấu cho đến khi mềm, vớt ra để
nguội rồi thái lát. Người Huế gọi loại thịt này là thịt bò “nồi”, để cho khác với
loại thịt bò nhúng tái vốn không phải của bún bò Huế, mới xuất hiện sau này.
Riêng giò heo vì còn da và mỡ, nên sẽ nấu riêng cho đến khi chất đục, tanh của
mỡ và da ra hết mới cho vào nồi.
Ớt rim và đồ màu nên cho vào nước từ sớm, nhưng nếu
nấu ở nhà thì một bó sả bằng nắm tay con nít được bỏ vào nồi khoảng nửa giờ trước
khi ăn, để sả vẫn còn hương nhưng đã hết vị hắc. Rau răm, hành lá, hành tây và
bắp chuối thái mỏng là phụ gia chính của bún bò Huế hồi trước. Về sau này, người
ta còn cho thêm huyết luộc, gân bò, chả cua vào bún, và những phụ gia này dần dần
trở nên phổ biến.
Thuở trước, bún bò giò heo Huế thường được ăn vào buổi
sáng sớm. Khách sành điệu hay chuộng các quán bình dân chỉ bán riêng món này,
bán hết nồi nước dùng là thôi. Ngon nhất vẫn là từ các gánh bún rong rải rác khắp
nơi, bán đến tám giờ sáng đã ngưng.
Bây giờ vì nhu cầu của hoạt động du lịch nên có thêm
nhiều quán bún bò Huế bán suốt ngày đêm. Cũng tốt thôi, vì điều này giúp làm
cho hương vị đặc trưng của Huế thêm cơ hội để trở nên quen thuộc hơn với khách
phương xa. Chỉ mong người bán luôn giữ được hương vị đậm đà, cay nồng của Huế
trong món ăn đặc sắc này. Và đó cũng là giữ bản sắc của chính mình vậy.
Mọi thông tin
chi tiết về Tour
du lịch Huế - Đà Nẵng
xin quý khách vui lòng lien hệ trực tiếp tới văn phòng công ty chúng tôi để được
trợ giúp tận tình nhất
Những tour tuyến liên quan:
Công ty du lịch Mix Tourist
Đia chỉ: Phòng 2001, tòa nhà 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Quận Cầu
Giấy, Hà Nội
ĐT: 04 6281 4340
| Fax: 04 6281 4341 |
Mobile: 094 3838 222
Yahoo & Skype:
mixtourist
Mix Tourist – Xin hân hạnh phục vụ quý vị
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét