Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

7 lễ hội mà bạn nên đi tại Đà Nẵng

Du lịch Đà Nẵng những năm trở lại đây đang là một hiện tượng với sự phát triển mạnh mẽ của mình. Song song với hoàn thiện bộ mặt đô thị thì những nét văn hóa truyền thống đặc biệt là các lễ hội cũng được Đảng Ủy Đà Nẵng quan tâm phục hồi. Cùng điểm qua 7 lễ hội mà bạn đáng ghé qua hòa mình nhất Đà Nẵng nhé.

1.Lễ hội Pháo hoa Quốc tế





Sự kiện hay lễ hội cũng đều là một cách người ta vẫn thường nhắc đến Đà Nẵng vào các năm lẽ dịp 30/4-1/5 hằng năm. Lễ hội pháo hoa quốc tế là một trong những sự kiện được đón đợi nhất trong các năm mà du khách mong muốn mỗi khi đặt chân đến Đà Nẵng.
Theo đó vào thời gian tổ chức sự kiện pháo hoa quốc tế Đà Nẵng là thành phố lại đón đầu hàng trăm lượt khách ghé thăm trong ngày. Với sự tham gia của các nước mạnh đến từ khắp nơi trên thế giới. Đà Nẵng tự hào  là một trong những thành phố vinh dự tổ chức sự kiện độc đáo  này.
Không chỉ kích thích sự phát triển văn hóa du lịch nước nhà mà đây còn là một trong những sự kiện làm tăng mối quan hệ giao thương với các nước trên thế giới cũng như tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè quốc tế trên thế giới.
Mỗi năm mang một ý nghĩa khác nhau và vào các năm trước sự kiện pháo hoa quốc tế. Đà Nẵng đã nhanh chóng kéo về hàng ngàn lượt khách, hệ thống các khách sạn lớn nhỏ tại đây cũng bắt đầu hết chỗ từ nhiều ngày. Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 2015 mang chủ đề “Đà Nẵng – bản giao hưởng sắc màu” thực sự đang được sự quan tâm rất nhiều của du khách thập phương.

2. Lễ hội Quán Thế Âm



Được tổ chức thường niên vào ngày 19/2 âm lịch hằng năm. Lễ hội Quán Thế Âm là một trong số ít những lễ hội Phật giáo lớn nhất trong cả nước.
Tổ chức các hoạt động sôi nổi và hoạt động linh hoạt diễn ra nhiều ngày liên tiếp kéo dài 2 tuần đến 1 tháng. Quán Thế Âm là lễ hội hội tụ các tăng ni phật tử đến từ nhiều nơi trong cả nước cùng như Phật tử nước ngoài. Lấy địa điểm tổ chức là Phật chùa Non Nước-Địa danh gắn liền với quá trình hình thành lịch sử văn minh sâu sắc cùng với đó là hệ thống các hang động, chùa chiền, phong phú, đa dạng.
Lễ hội Quán Thế Âm sẽ là nơi hội tụ các hoạt động như: Viết chữ thư pháp do các nghệ sĩ thư pháp nổi tiếng trong cả nước và pháp sĩ nước ngoài đến từ Nhật Bản tham gia, hoạt động trưng bày, triễn lãm các tranh ảnh, nghệ thuật có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bày bán các sách liên quan đến quá trình hình thành phật giáo, sách hướng con người nhớ đến cuội nguồn, sống có đức, có tâm, nhân hậu,…
Các hoạt động trong lễ hội Quán Thế Âm sẽ được diễn ra bao gồm: Lễ rước sánh sáng, lễ khai sinh, lễ trai đàn chẩn tế, lễ rước tượng Quan Thế Âm,…

3. Lễ hội làng cổ Túy Loan



Được tổ chức trong hai ngày mồng 9 và mồng 10 tết, lễ hội làng Túy Loan được thực hiện nhằm tôn vinh và thờ cúng các vị thần, người có công xây dựng làng đồng thời cũng răn dạy con cháu về văn hóa xây dựng và phát triển làng truyền thống.
Làng cổ Túy Loan đã có trên 500 tuổi và đình làng có ít nhất 100 năm tuổi đã trải qua nhiều quá trình hình thành bào mòn và phát triển hệ thống làng cổ gắn liền với lịch sử uy nghiêm, bẹ vệ của nó trước thời gian.
Theo chân tour du lịch Đà Nẵng đến với lễ hội làng Túy Loan du khách sẽ được tham gia hàng loạt các hoạt động sôi động được diễn ra thường niên bao gồm: đẩy gậy, vật tay, kéo co,… diễn ra ngay trước sân đình. Bên cạnh đó, Túy Loan còn nổi tiếng là một trong những làng nghề làm bánh lâu đời nên lễ hội làng cổ Túy Loan cũng không thể thiếu hoạt động nướng bánh sôi nổi. Ở cuộc thi này, hai thôn sẽ cử ra các cô gái khéo tay nhất nướng bánh, đội nào dành được chiến thắng sẽ mang lại vẻ vang cho thôn của mình.
Hoạt động nổi tiếng nhất được nhiều người nhắc đến và mong đợi nhất tại lễ hội làng cổ Túy Loan phải kể đến là lễ hội đua thuyền với sự tham gia của các đội đua lớn nhất trong vùng cùng với đó là sự cổ vũ, hò reo náo nhiệt của các đội kéo dài từ bờ này đến bờ kia con sông Túy Loan.

4. Lễ hội làng Hòa Mỹ



Mùa xuân không chỉ hứa hẹn ở người ta nhiều điều mà đây còn là thời gian các mùa lễ hội nở rộ, đỏ rực bầu trời mùa hoa cờ đỏ sao vàng dân tộc. Lễ hội đình làng Hòa Mỹ được tổ chức vào ngày 12/1 âm lịch nhằm nhắc nhở tinh thần “uống nước nhớ nguồn” trong con cháu các tộc họ  kiểm điểm lại các việc đã làm trong một năm và định hướng các việc làm cho năm mới.
Lễ hội đình làng do chiến tranh xảy ra liên miên phải bị gián đoạn một thời gian đến năm 1994 thì mới bắt đầu được khôi phục lại. Cùng với đó là các hoạt động song song diễn ra đồng thời kết hợp giữa truyền thống và hiện đại khi nam thanh nữ tú thì thi làm bánh, cắm hoa những cụ lơn tuổi thì thi dưỡng sinh, chơi bài chòi.
Lễ hội đình làng mang đến cho đời sống văn hóa của người dân Đà Nẵng một nét văn hóa vô cùng đặc sắc và phong phú.

5. Lễ hội làng An Hải



Không thua gì các làng văn hóa nghệ thuật khác của các mùa lễ hội làng các địa điểm du lịch khác và gìn giữ nét văn hóa Đà Nẵng thì lễ hội làng An Hải cũng mang đến cho du khách những cảm nhận rất riêng về hình ảnh một nét văn hóa Việt được lưu giữ qua thời gian.
Các lễ hội diễn ra sôi nổi nhắc nhở con cháu và mọi ngưởi trong làng nhớ đến lịch sử văn hóa dân tộc, khi đi qua các thương tích chiến tranh đến nay còn giữ lại. Như nhắc nhở con cháu về lịch sử hình thành văn hóa dân tộc và cuộc chiến oai hùng của đất nước.
Các hoạt động diễn ra vào những ngày hội làng An Hải đáng được nhắc đến phải kể là: Hội thi cờ tướng, múa lân, lắc thúng,… nét kết hợp độc đáo giữa các trò chơi hiện đại và truyền thống sẽ mang đến cho du khách những cảm nhận rất tinh tế trong việc mang đến cho du khách những giây phút nghỉ ngơi và thư giãn đầu năm đầy thú vị.

6. Lễ hội cầu Ngư



Lễ hội cầu ngư là một trong những lễ hội độc đáo nhất được đón đợi trong năm. Trong những ngày này các bàn thờ được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Với các vật phẩm được trưng bày cẩn thận, trên các thuyền bè đều được trưng bày kết hoa nhằm thể hiện lòng biết ơn đến thần Cá Ông đã mang đến mùa vụ bội thu, sóng yên biển lặng khi ngư dân ra biển.
Hội Cầu Ngư phần lớn sẽ do các cụ ông, những người lớn tuổi làm lễ, đọc văn tế. Các Trai làng thì kéo bè, kết hoa và làm lễ dâng lên Cá Ông. Như thế cho đến sáng hôm sau thì rước lễ ra khơi bên cạnh đó, mỗi làng sẽ có mỗi hoạt động khác nhau như di chuyển từ nơi này đến nơi khác thể hiện tính đoàn kết giữa các làng chài và cảm ơn ngư ông trong khơi luôn che chở, bảo vệ làng chài.

7. Lễ rội rước Mục Đồng



Lễ hội Mục Đồng là lễ hội được tổ chức vào các năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu nghĩa là cứ cách 3 năm sẽ tổ chức một buổi lễ rước Mục Đồng một lần.  Theo như câu chuyện được kể lại thì trước đây làng Phong Lệ có một cồn cỏ. Một hôm có người xua đàn vịt lên cồn sau đó đàn vịt bị dính chân chặt trên cồn cỏ. Kể từ sau đó người ta gọi cồn cỏ này là Cồn thần và không bao giờ có ai bén mảng đến nơi đây vì nghỉ rằng có thần linh xuất hiện ở đây. Vào một thời gian sau đó có đàn trâu chạy lên cồn, trẻ chăn trâu lên cồn lừa trâu thì không hề hấn gì. Kể từ đó, cồn này được gọi là cồn Đồng kể từ đó cồn thần trở thành một trong những câu chuyện được người dân dùng làm để rước các mục đồng hay là các cô cậu bé chăn trâu.
Vào mùa lễ hội rước Mục Đồng khắp mọi nơi trong làng đều tham gia các hoạt động sôi động, náo nhiệt diễn ra ngập tràn tiếng hò reo của trẻ làng mục.
Thể hiện những tấm lòng thầm kín sâu sắc khi các vị thần mang đến vụ mùa bội thu và  đầm ấm, hạnh phúc cho làng.
Mọi thông tin chi tiết về tour du lịch Huế - Đà Nẵng xin quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp tới văn phòng công ty chúng tôi để được hỗ trợ.
Những tour tuyến liên quan:
Công ty du lịch Mix Tourist       
Đia chỉ: Phòng 2001, tòa nhà 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 04 6281 4340  |   Fax: 04 6281 4341  |  Mobile: 094 3838 222           
Yahoo & Skype:  mixtourist 
Email: info@mixtourist.com.vn | Website (chính ) : www.mixtourist.com.vn    

Mix Tourist – Xin hân hạnh phục vụ quý vị


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét